THUỐC CẢM CÚM CÓ LÀM TĂNG HUYẾT ÁP???
Hiện nay các loại thuốc cảm cúm hoặc cảm lạnh được bày bán khá rộng rãi trên thị trường và thậm chí có thể người bệnh tự ý mua để sử dụng. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh tim mạch nói chung và những người tăng huyết áp nói riêng phải rất thận trọng với những loại thuốc này. Vì thuốc có thể gây rủi ro cho những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp. Và cũng đã có trường hợp bị tai biến đột quỵ phải nhập viện do tự ý sử dụng thuốc cảm cúm.
Thành phần của các thuốc cảm cúm này có chứa paracetamol, phenyl prolamin PPA... Từ lâu các nghiên cứu cũng như cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ đã xếp những loại thuốc trị bệnh cảm cúm có thể chứa nhóm chất PPA không an toàn và không được sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh liên quan đến hệ tim mạch.
Liều lượng sử dụng an toàn của thuốc PPA được khuyến nghị từ 25 đến 30mg cho mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, để cắt nhanh các triệu chứng của cảm cúm thì nhiều nhà sản xuất có thể sử dụng hợp chất này với hàm lượng cao hơn. Chẳng hạn có những viên thuốc cảm cúm sẽ có hàm lượng PPA chứa 30 mg trong khi hướng dẫn sử dụng vẫn cho phép uống hai viên một lần. PPA có mặt trong hầu hết các loại thuốc cảm và có tác dụng co mạch giúp làm giảm sung huyết niêm mạc mũi, đồng thời giảm tiết dịch ở cơ quan này. Tuy nhiên tác dụng co mạch là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nên nếu sử dụng thuốc cảm cùng với thuốc điều trị huyết áp có thể khiến cho thuốc hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy thuốc cảm làm tăng huyết áp nếu người bệnh có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch sử dụng điều trị.