ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MẮT
Những người trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc bị tổn thương thần kinh thị giác cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Theo đó, bệnh nhân có thể tự điều trị tăng huyết áp mắt tại nhà bằng thuốc kê đơn từ bác sĩ. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ và thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc. Việc sử dụng sai cách không những làm giảm tác dụng của thuốc mà còn khiến cho áp lực nội nhãn gia tăng thêm, gây tổn thương nghiêm trọng tới thần kinh thị giác, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị khác nhau. Một số trường hợp có áp lực nội nhãn vượt quá 21 mmHg sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi. Đối với những bệnh nhân có áp lực nội nhãn là 28 mmHg hoặc cao hơn có thể được sử dụng thuốc điều trị nhất định. Những loại thuốc này thường ở dạng thuốc nhỏ mắt. Sau 1 tháng dùng thuốc, bệnh nhân cần phải tái khám để bác sĩ kiểm tra xem mức độ áp lực có thuyên giảm hay không và thuốc có gây ra các tác dụng phụ nào hay không? Các lần tái khám sẽ được lặp lại khoảng 3-4 tháng 1 lần. Khi áp lực nội nhãn đã được giảm xuống ở mức bình thường thì khoảng thời gian giữa các lần tái khám sẽ kéo dài hơn, ít nhất 1 lần/năm.
Ngoài phương pháp điều trị tăng huyết áp mắt bằng thuốc, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bằng laser. Tuy nhiên, biện pháp này thường ít được khuyến cáo sử dụng vì nó có thể đem đến một số rủi ro cao hơn các phương pháp khác. Mặc dù vậy, trong trường hợp bệnh nhân không thể dung nạp thuốc điều trị tăng huyết áp mắt, phương pháp phẫu thuật vẫn có thể là một lựa chọn phù hợp.